Web và SEO

Web & SEO là những khái niệm không còn xa lạ trong thời đại kỹ nghệ. Chúng lĩnh vực khác nhau; một bên là nền tảng, một bên là kỹ nghệ giúp phát triển và tăng sự hiện diện của nền tảng đó trên công cụ tìm kiếm. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về hai thuật ngữ Web & SEO bên dưới đây.

Thuật Ngữ Web & SEO

Để rõ hơn về hai thuật ngữ trên, ta cùng phân tách chúng ra để thuận tiện cho việc nhận định. Liệu nguồn gốc chúng là gì và có liên quan gì mà nhiều người người dùng đang tìm kiếm.

Thuật Ngữ Web Và Điều Cần Biết

Web hay website là từ viết tắt của “World Wide Web”, là hệ thống tài nguyên về thông tin được liên kết với nhau trên Internet. Tài nguyên thông tin thường ở dạng text, hình ảnh, audio, video… Nó cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin thông qua các trang web, được kết nối bằng các siêu liên kết (hyperlink) và truy cập bằng các trình duyệt web như Chrome, Cốc Cốc hay Safari. Web hoạt động dựa trên giao thức HTTP/HTTPS và thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ như HTML, CSS, và JavaScript.

web là gì
Web là thuật ngữ viết tắt của World Wide Web

Cách Thức Hoạt Động Của Web

Web hoạt động dựa trên mô hình client-server (máy khách – máy chủ) với ba thành phần chính:

  • Client (Máy khách):
    • Là thiết bị của người dùng (máy tính, điện thoại) chạy trình duyệt web (Chrome, Firefox).
    • Gửi yêu cầu (request) đến máy chủ qua giao thức HTTP/HTTPS.
  • Server (Máy chủ):
    • Máy tính lưu trữ dữ liệu của trang web (HTML, hình ảnh, cơ sở dữ liệu).
    • Xử lý yêu cầu từ client và trả về phản hồi (response), ví dụ: gửi mã HTML để hiển thị trang.
  • Internet:
    • Mạng lưới kết nối giữa client và server, sử dụng các giao thức như TCP/IP để truyền dữ liệu.

Diễn giải các bước xử lý một truy vấn của người dùng:

  • Bước 1: Người dùng truy vấn từ thiết thiết bị (Máy khách/Client). Thông tin được xác nhận và gửi đi qua đường truyền (Internet).
  • Bước 2: Internet ghi nhận truy vấn của người dùng và truyền đến Máy chủ(Server).
  • Bước 3: Máy chủ nhận được truy vấn và phản hồi thông tin phù hợp nhất thông qua đường truyền Internet.
  • Bước 4: Internet chuyển thông tin từ máy chủ đến thiết bị người dùng (Client).
  • Bước 5: Thông tin trả về được thiết bị ghi nhận và hiển thị hoặc phản hồi cho người dùng.

Cấu Trúc Kỹ Thuật Nền Tảng Của Web

Đây là các kỹ thuật để xây dựng khung cấu trúc của Web. Mỗi một thành phần của cấu trúc web thì cần các kỹ thuật để thực hiện nó. Một số kỹ thuật và nhiệm vụ của chúng trong cấu trúc kỹ thuật của web như:

  • HTML: Xây dựng cấu trúc nội dung web.
  • CSS: Dùng để định dạng giao diện cho web.
  • JavaScript: Giúp thêm tính tương tác trên trang web để tăng trải nghiệm người dùng.
  • HTTP/HTTPS: Là phương tiện hay giao thức để truyền tải thông tin giữa client – server..
  • DNS (Domain Name System): Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP để định vị máy chủ. Ví dụ, “tên miền” là ký tự người dùng hiểu còn máy chủ chỉ hiểu khi chuyển sang dạng thức IP. Có thể ví DNS là “ translate” địa chỉ.

Cấu Trúc Nội Dung Của Web

Cấu trúc nội dung bên trong của web bao gồm 3 thành phần chính:

  • Trang web (Website): đây được xem là 1 đơn vị độc lập trong hệ thống mạng lướt web toàn cầu. Nó bao gồm những thông tin mà chủ sở hữu muốn xây dựng. Thông tin dưới nhiều dạng: text, hình ảnh, âm thanh, video… 
  • Siêu liên kết (Hyperlink): Đây là cách tổ chức mạng lưới liên kết giữa các thành phần trong 1 trang hoặc các trang ở nhiều cấp khác nhau. Có thể hiểu như một sơ đồ phân cấp, và cách thức liên hệ & kết nối giữa chúng.
  • Cấu trúc phân cấp: Nhiều trang web được tổ chức theo dạng cây như
    • Trang chủ (Home): Trang bắt đầu.
    • Trang con (Subpages): được sắp xếp theo từng phân cấp.
network toàn cầu
Mạng lưới liên kết các Website toàn cầu hình mạng nhện

Mạng lưới toàn cầu: Web là tập hợp hàng tỷ trang web trên thế giới, liên kết với nhau qua hyperlink, tạo thành một mạng lưới khổng lồ.

Thuật Ngữ SEO Và Điều Cần Biết

SEO viết tắt của Search Engine Optimization. Là công việc tối ưu hóa một trang web để cải thiện thứ hạng của nó trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hay Yahoo. Mục tiêu của SEO là giúp trang web xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic results), từ đó thu hút nhiều người truy cập hơn mà không cần trả tiền quảng cáo (PPC).

seo là gì
SEO là thuật ngữ viết tắt của Search Engine Optimization

Các thành phần chính của SEO

Làm SEO Là Làm Gì?

  1. SEO On-Page (Tối ưu trên trang):

Nội dung tối ưu OnPage được giới hạn ở chính từng trang web, bao gồm các phần sau:

a/ Từ khóa SEO

Là từ hay cụm từ dài, ngắn tùy đối tượng nghiên cứu. Các bước để xác định từ khóa cho SEO:

  • Xác định đối tượng nghiên cứu, hay chủ đề nghiên cứu.
  • Thống kê danh mục từ khóa. Đây là bước tìm kiếm, tổng hợp những từ khóa được người dùng khi truy vấn các chủ đề hay đối tượng nghiên cứu. Nôm na, là tìm hiểu hành vi truy vấn khi cần tiếp cận các chủ đề của bạn. 
  • Phân loại, sắp xếp danh mục từ khóa. Bạn có thể dùng công cụ nghiên cứu từ khóa ( Bộ công cụ nghiên cứu từ khóa ở cuối trang). Sắp xếp các từ khóa theo số lượt tìm kiếm, mức độ cạnh tranh… Cuối cùng bạn có lựa chọn cho mình từ khóa chính và từ khóa phụ tùy vào chiến lược SEO riêng.
b/ Nội dung chất lượng

Nội dung của bài viết chất lượng dưới trên 2 yếu tố:

  • Bài viết mang giá trị kiến thức, chuyên môn hay hấp dẫn người đọc. Bố cục phải khoa học đảm bảo các quy tắc văn phạm cơ bản. Bài viết có giá trị bền vững thì càng hiệu quả.
  • Bài viết phải đảm bảo chứa các từ khóa chính, phụ. Từ khóa chính được lập lại nhiều lần hơn. Chú ý cần lồng ghép tinh tế tránh nhồi nhét, có thể sử dụng các từ đồng nghĩa để bổ trợ.
c/ Thẻ Mô tả

Đây là phần trích đoạn được hiển thị ngay trên SERP. Giúp người dùng có thể xem lướt nội dung để lựa chọn trang web nào họ thật sự cần. Trong phần này cần chứa từ khóa chính, vì chỉ là đoạn ngắn nên nội dung cần súc tích, đúng trọng tâm và thu hút.

d/ Tối ưu URL

URL cũng được hiển thị trên SERP, đó là phần trên “ tiêu đề bài viết” . Thực chất đây là “địa chỉ” của bài viết trong web. Phần đuôi nên chứa từ khóa chính, ngắn gọn.

e/ Tối ưu hình ảnh

Dưới đây là các bước cụ thể:

  • Chọn định dạng hình ảnh phù hợp
    • JPEG: Tốt cho ảnh chụp, dung lượng nhỏ, chất lượng chấp nhận được.
    • PNG: Phù hợp cho hình ảnh có nền trong suốt hoặc đồ họa đơn giản.
    • WebP: Định dạng hiện đại, nén tốt hơn JPEG/PNG mà vẫn giữ chất lượng (được Google khuyến nghị).
    • SVG: Dùng cho biểu tượng, logo (vector, không mất chất lượng khi phóng to).
  • Nén hình ảnh
    • Giảm dung lượng mà không làm giảm chất lượng rõ rệt.
    • Công cụ:
      • Online: TinyPNG, Compress JPEG, Squoosh.
      • Phần mềm: Photoshop, GIMP.
      • Plugin: WP Smush (WordPress), ShortPixel.
  • Gợi ý: Giữ dung lượng 100-200KB cho mỗi hình ảnh nếu có thể.
  • Đặt tên file mô tả
    • Dùng tên file liên quan đến nội dung, chứa từ khóa SEO.
    • Ví dụ: tên file hình: seo-la-gi.jpg.
  • Sử dụng thẻ Alt (Alt Text)
    • Thẻ alt: Mô tả nội dung hình ảnh, giúp công cụ tìm kiếm hiểu và hỗ trợ người dùng khiếm thị.
    • Cách viết:
      • Ngắn gọn, chứa từ khóa chính.
      • Mô tả chính xác.
      • Ví dụ: alt=”SEO là gì, và những điều cần biết”.
  • Kích thước hình ảnh phù hợp
    • Resize trước khi upload: Điều chỉnh kích thước hình ảnh theo kích thước hiển thị thực tế trên trang. Dựa vào xu thế tìm kiếm của người dùng trên các thiết bị mà bạn có thể định dạng kích thước tương thích tốt với độ phân giải màn hình. Xu thế người dùng hiện nay sử dụng điện thoại truy cập gia tăng. 
    • Công cụ xử lý ảnh: Canva, Photoshop, hoặc plugin như Imagify.
    • Responsive Images: Hỗ trợ tự điều chỉnh size phù hợp.
f/ Liên kết nội bộ (Internal Links)

Đây bước chèn một số link nội bộ ( các bài liên quan hay bổ trợ) nhằm bổ trợ bài viết chính và hỗ trợ thêm thông tin mà người dùng có thể quan tâm.

g/ Blockquote

Đây là một thẻ HTML dùng để đánh dấu một đoạn trích dẫn hay nhấn mạnh một đoạn nào đó trong bài viết. Blockquote thường có độ dài vừa phải và mang giá trị “lưu ý”.

Bài viết chi tiết tham khảo : https://www.netsolutions.vn/tin/seo-on-page/

  1. SEO Off-Page (Tối ưu ngoài trang):

    • Backlink: Liên kết từ các trang web uy tín khác trỏ về trang của bạn.
    • Mạng xã hội: Tăng sự hiện diện và chia sẻ trên các nền tảng như Facebook, Zalo, X.
    • Danh tiếng thương hiệu: Khi thương hiệu hoặc website của bạn được nhắc đến trên các trang khác ( khi không có link).
  2. SEO Technical (Kỹ thuật):

Là việc tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật của một trang web. Đây là điều tối quan trọng và cơ bản nhất để SEO thành công. Mọi thứ bắt đầu từ kiến ​​trúc, thứ tạo ra một trang web có thể được công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục.

Trải nghiệm người dùng (UX) là một phần quan trọng khác của quá trình tối ưu hóa kỹ thuật. Công cụ tìm kiếm nhấn mạnh tầm quan trọng của các trang tải nhanh và cung cấp trải nghiệm trang tốt. Các yếu tố như tốc độ tải trang, tính thân thiện với thiết bị di động và tránh các quảng cáo xen kẽ gây khó chịu đều quan trọng trong SEO kỹ thuật.

Mục tiêu chính của SEO kỹ thuật:

  • Website nhanh hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng (Dễ xem, dễ đọc, dễ điều hướng).
  • Google dễ dàng thu thập và xếp hạng nội dung.
  • Giảm tỷ lệ thoát trang, tăng khả năng chuyển đổi.

Tổng Kết

Web & SEO là 2 dạng thức khác nhau, nhưng có tính tương trợ, lồng ghép vào nhau. Web được xem là “ bề diện” thấy được, còn SEO ví như “ linh hồn” của trang Web. Web cần SEO để phát triển & hoàn thiện mình. Còn SEO cần Web để là nơi mình có thể hiện.

Một số chủ đề liên quan: